Phương pháp ăn dặm này kết hợp giữa “ăn dặm chỉ huy” và lối sống đơn giản, gần gũi với gia đình. Cả nhà cùng ăn uống lành mạnh với trẻ, ăn gì trẻ ăn nấy, nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ.
Đó chính là phương pháp “ăn dặm cả nhà” áp dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, hoặc tốt nhất khi trẻ có thể tự ngồi được. Ba mẹ có thể đặt trẻ ngồi trên ghế và cho bé ăn chung với cả nhà trên cùng một mâm cơm, bàn ăn. Hãy nhớ sử dụng loại ghế được thiết kế an toàn cho trẻ nhỏ.
Phương pháp “Ăn Dặm Cả Nhà” là gì?
Phương pháp ăn dặm cả nhà khuyến khích trẻ tự bốc và tự đưa thức ăn vào miệng để học cách ăn và ước lượng kích thước miếng ăn. Người lớn không đút hay ép ăn, nhưng cần ngồi bên cạnh kiên nhẫn quan sát. Hãy bình tĩnh khi trẻ nôn ọe trong quá trình học cách ăn đúng cách.
Tránh cung cấp quá nhiều loại thực phẩm trong một bữa, mỗi bữa chỉ nên có một loại thực phẩm không pha trộn để trẻ có thể làm quen với từng loại. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn.
Khi trẻ đã quen tay, ba mẹ có thể đưa muỗng cho bé tự xúc ăn. Sau khi bé thành thục với muỗng, hãy cho bé sử dụng đũa. Không cần phải có đũa hay chén bát riêng biệt, sử dụng chén bát giống người lớn càng tốt (nếu có điều kiện, hãy cho phép trẻ làm rơi vỡ).
Cách chế biến của phương pháp ăn dặm cả nhà
Chủ yếu hấp vào nồi cơm hoặc luộc, giúp mẹ tiết kiệm rất nhiều thời gian.
Chế độ dinh dưỡng trong phương pháp ăn dặm cả nhà
Khẩu phần ăn của trẻ bao gồm 4 nhóm dinh dưỡng chính:
- Tinh bột: Khoai lang, khoai môn, bí đỏ hấp cơm, xôi, bún, mì, phở, nui… luộc nhừ cùng dầu ép lạnh.
- Rau: Chỉ dùng các loại rau chứa chất xơ hòa tan, ít hoặc không chứa chất xơ không hòa tan như mồng tơi, su su, bắp cải, cà rốt non, bí đao.
- Đạm: Đạm thực vật từ hạt, đậu, đỗ, điều đã bóc vỏ và hấp nhừ, nấu nhuyễn. Hạn chế đạm động vật, nếu có thì chỉ cho bé thử các loại động vật nhỏ thịt lành đã được loại bỏ xương như cá cơm, cá bống.
- Quả tươi mềm không hạt: Chuối, bơ, táo, thanh long, dưa mọng nước.
Chất béo là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất trong giai đoạn ăn dặm, cần bổ sung nhiều để trẻ phát triển khung xương và răng chắc khỏe. Xem chi tiết cách lựa chọn dầu ăn dặm cho bé.
Xem thêm: Bí Quyết Giúp Mẹ Xây Dựng Thói Quen Dùng Thực Phẩm Sạch Cho Gia Đình Dù Tài Chính Khiêm Tốn
Cần tránh
Tuyệt đối tránh thực phẩm siêu chế biến sẵn cho bé ăn dặm.
Thực phẩm dành cho trẻ dưới 1 tuổi hoàn toàn không được chứa bất kỳ gia vị như muối, đường, bột ngọt, chiết xuất nấm men hay hương liệu nào. Không cho trẻ ăn thức ăn chiên khi dưới 1 tuổi. Nguồn thực phẩm trồng sản xuất gần tự nhiên là tốt nhất cho trẻ.
Khẩu phần ăn tham khảo trong phương pháp ăn dặm cả nhà
- Bữa sáng: Bố mẹ cho 1 muỗng cơm vào chén để trẻ tự bốc. Khi cơm rơi hết, thêm một thanh khoai lang hấp, lát dưa, miếng đu đủ.
- Bữa trưa: Cho bé vài lá rau mồng tơi, rau dền, lá khoai hấp trong nồi cơm. Khi rau rơi hết, thêm một ít sợi mì bún luộc rất mềm, khoai môn và bí đỏ hấp.
- Bữa tối: Khi vo gạo nấu cơm, thêm một ít đậu xanh đã bóc vỏ vào một góc trên mặt. Sau khi cơm chín, mẹ múc 2-3 thìa cho vào nồi nhỏ. Thêm chút nước và nấu thêm 5 phút cho cơm đậu xanh mềm hơn.
- Các món ăn vặt và bánh ăn dặm: Nên là những món do mẹ tự tay làm. Đối với các bé ăn dặm và không bú sữa mẹ. Cần tăng cường các bữa ăn mềm lỏng như cháo, súp, sữa thực vật xen kẽ vào 3 bữa chính.
Xem thêm: CÁCH LỰA CHỌN DẦU ĂN DẶM CHO BÉ VÀ MẸ BẦU
Lưu ý
Ba mẹ có thể đút cho bé nhưng không được ép bé ăn. Dù vậy, ba bữa chính vẫn phải duy trì phương pháp “ăn dặm cả nhà” cho gia đình. Mẹ nấu gì cho cả nhà thì trước khi nêm nếm, hãy múc ra một ít cho trẻ và nấu kỹ thêm 5 phút là đủ. Trẻ ăn dặm nên ăn nguyên liệu thuần túy, không trộn lẫn hay xay nhuyễn.
Phương pháp “ăn dặm cả nhà” không phù hợp với các sản phẩm bột ăn dặm công nghiệp dành riêng cho trẻ.
Lợi ích của Phương Pháp Ăn Dặm Cả Nhà
Phương pháp ăn dặm cả nhà mang lại nhiều lợi ích to lớn cho trẻ và gia đình. Khi áp dụng phương pháp này, trẻ sẽ không còn biếng ăn. Trẻ học cách nêm nếm, nhận biết thực phẩm. Phát triển khẩu vị tinh tế và không bị phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp.
Lợi ích cho Trẻ
- Tự Điều Chỉnh Lượng Ăn: Trẻ có khả năng tự điều chỉnh lượng ăn phù hợp với cơ thể. Khi trẻ từ chối ăn, đó là dấu hiệu trẻ đã no. Giúp mẹ và con thoải mái hơn mà không cần ép buộc.
- Phát Triển Kỹ Năng Ăn Uống: Trẻ học cách đo lường kích thước miếng ăn, học nhai. Điều này rất có lợi cho hệ tiêu hóa và phát triển đề kháng tự nhiên.
- Kích Thích Trí Não và Giác Quan: Trẻ vận động trí não và cả năm giác quan, tạo niềm vui và hạnh phúc khi học hỏi điều mới.
- Kết Nối Gia Đình: Việc ăn uống cùng cả nhà giúp trẻ cảm nhận được sự tôn trọng. Kết nối với mọi thành viên. Học cách ăn uống gọn gàng và tự lập từ sớm.
- Tự Tin và Tự Lập: Trẻ trở nên tự tin, tự lập và có khả năng kết nối với mọi người xung quanh dễ dàng.
Lợi ích cho Mẹ
- Tiết Kiệm Thời Gian và Công Sức: Mẹ không cần chuẩn bị bữa ăn riêng cho trẻ, giảm bớt khối lượng công việc bếp núc và tiết kiệm chi phí.
- Giảm Áp Lực Nuôi Dạy Con: Phương pháp này giúp mẹ có nhiều thời gian rảnh, giảm áp lực trong việc nuôi dạy con và tận hưởng nhiều khoảnh khắc vui vẻ cùng gia đình.
Lưu Ý Khi Áp Dụng Phương Pháp Ăn Dặm Cả Nhà
- Kiên Nhẫn Quan Sát: Trong 1-3 ngày đầu, trẻ học cách ăn sẽ có thể nôn ọe. Mẹ cần ngồi gần để quan sát và kiên nhẫn để trẻ tự xử lý.
- Tự Tin và Kiên Trì: Nếu mẹ không tự tin, không nên áp dụng phương pháp này. Bàn ăn sẽ lộn xộn và trẻ có thể làm rơi vỡ đồ.
- Sự Hỗ Trợ của Bố: Cần có sự ủng hộ và hiểu biết từ bố để phương pháp này thành công.
Kết Luận
Phương pháp ăn dặm cả nhà mang lại sự dễ dàng và niềm vui cho bé, mẹ và cả gia đình. Khi chọn đúng cách chăm sóc phù hợp như “ăn dặm cả nhà”. Mẹ sẽ cảm thấy tự hào về hành trình cùng con lớn khôn và khỏe mạnh. Trẻ tự học được rất nhiều điều mà mẹ không cần phải dạy dỗ quá nhiều. Gia đình sum vầy, cả nhà sẽ luôn vui vẻ và gắn kết.