Theo Tạp chí Ô Nhiễm Môi Trường (Environmental Pollution), gần 70% lượng thuốc trừ sâu được tung ra thị trường toàn cầu chứa các hoá chất vĩnh cửu hoặc các hợp chất liên quan. Theo nghiên cứu từ 2015-2020.
Năm 2022, một nghiên cứu của PAN UK và Uỷ ban Chuyên gia về Dư lượng Thuốc Trừ Sâu trong Thực Phẩm của Chính Phủ Anh phát hiện hơn 50% trong 2500 mẫu thực phẩm từ kệ siêu thị ở Anh chứa PFAS.
Tỷ lệ nhiễm thuốc trừ sâu chứa hoá chất vĩnh cửu PFAS trong thực phẩm:
- Dâu tây: 95%
- Nho: 61%
- Anh đào: 56%
- Rau chân vịt: 42%
Nghiên cứu gần đây ở Mỹ cũng chỉ ra rằng PFAS trong thuốc trừ sâu là một con đường trực tiếp khác đưa PFAS vào môi trường.
Nền nông nghiệp hiện đại chủ yếu theo hướng thâm canh. Do đó phụ thuộc nhiều vào hóa chất. Như thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm và thuốc diệt cỏ. Để kiểm soát sâu bệnh và tăng năng suất. Việc loại bỏ thuốc trừ sâu chứa hóa chất vĩnh cửu đồng nghĩa với việc năng suất cây trồng có thể giảm tới 40% nếu không có các biện pháp và tiêu chuẩn canh tác thay thế.
PFAS là gì? Sự Hoành Hành của Hóa Chất Vĩnh Cửu
PFAS, hay các chất perfluoroalkyl và polyfluoroalkyl. Là một tập hợp con của fluoride với liên kết cacbon-flo mạnh mẽ. Liên kết này cần hàng trăm năm để phân hủy hoàn toàn và không bị phân hủy tự nhiên. Do đó chúng được gọi là hóa chất vĩnh cửu.
Từ những năm 1940, các hóa chất fluoride, bao gồm PFAS, đã trở nên phổ biến trong các sản phẩm tiêu dùng. Qua nhiều thập kỷ, chúng ta phát hiện ra rằng PFAS tồn tại trong nước uống và cơ thể con người. Từ những năm 1990, Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) đã bắt đầu điều tra về PFAS.
Mới đây, thuốc trừ sâu chứa fluoride đã được phát hiện là nguồn phát tán PFAS. Thuốc trừ sâu này được phun trên nhiều loại cây trồng khắp thế giới hàng năm. Và dấu vết của chúng được tìm thấy trong thực phẩm bày bán trên kệ siêu thị.
Nhiệm vụ của Hóa Chất Vĩnh Cửu PFAS trong Thuốc Trừ Sâu
Thuốc trừ sâu chứa fluoride lần đầu xuất hiện vào những năm 1930. Nhưng chỉ trong thập kỷ qua, việc sử dụng chúng mới thực sự bùng nổ. Sự gia tăng này một phần do những cải tiến trong quy trình sản xuất và sự cạnh tranh khi bằng sáng chế ban đầu hết hạn.
Việc thêm flo vào thuốc trừ sâu giúp tăng hiệu quả nhanh chóng, hoạt tính tồn dư kéo dài và độ chọn lọc cao mà không làm thay đổi hiệu lực sinh học. Karen Reardon, người phát ngôn của nhóm ngành RISE. Cho biết thuốc trừ sâu có chứa fluoride giúp quản lý dịch hại hiệu quả hơn và duy trì hiệu quả lâu hơn. Do đó cây trồng có thể được phun ít thường xuyên hơn.
Tác Hại và Ảnh Hưởng của Hóa Chất Vĩnh Cửu PFAS
Một trong những loại thuốc trừ sâu chứa fluoride phổ biến nhất là bifenthrin. Nó nhắm vào hệ thần kinh của côn trùng và được sử dụng rộng rãi trên nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên, bifenthrin cũng gây ra tác động tiêu cực. Như khả năng tích lũy sinh học trong cơ thể sống. Dẫn đến cái chết hàng loạt của ong, cá, tôm…
Mặc dù có nhiều tác hại môi trường. Thuốc trừ sâu chứa fluoride vẫn được sử dụng ngày càng nhiều. Và trở thành một phần quen thuộc của nền nông nghiệp hiện đại. Chúng thường nằm trong danh sách các loại thuốc trừ sâu bán chạy nhất. Và việc sử dụng chúng dự kiến sẽ tiếp tục tăng nhanh.
Báo Động Phơi Nhiễm PFAS Từ Thuốc Trừ Sâu và Các Nguồn Thứ Cấp
Hoá chất vĩnh cửu Tác Hại Đến Sức Khỏe
Hầu như mọi cư dân Hoa Kỳ hiện đều mang một lượng PFAS thấp trong máu. Những hóa chất vĩnh cửu này tồn tại lâu dài trong cơ thể. Và có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và cho con bú.
Với khả năng kháng thái biến, PFAS không chỉ xuất hiện trong thuốc trừ sâu mà còn hiện diện trong nhiều sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. Như sơn, nội thất chống thấm, bao bì thực phẩm, mỹ phẩm, đồ lót, và đồ tập yoga. Trong nông nghiệp, PFAS có mặt trong mọi khía cạnh. Từ nguồn nước, phân hữu cơ, đến xử lý giống và phun thuốc. Nó có thể đáp ứng nhu cầu ngắn hạn nhưng để lại hệ luỵ dài hạn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng PFAS có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chẳng hạn như ung thư tinh hoàn và thận. Hay rối loạn sinh sản, ung thư vú, bệnh tuyến giáp, mức cholesterol cao, giảm phản ứng miễn dịch. Còn tăng khả năng nhạy cảm với COVID-19.
Phơi Nhiễm hoá chất vĩnh cửu PFAS Qua Thực Phẩm
PFAS từ thuốc trừ sâu được phun trực tiếp lên cây trồng, thấm vào đất và nguồn nước, sau đó được hấp thụ bởi cây trồng và vật nuôi mà chúng ta sử dụng làm thực phẩm. Do không phân hủy sinh học, PFAS tích tụ trong cơ thể người và có thể quay lại qua chuỗi thực phẩm.
Nguồn Nước Chứa Hoá Chất Vĩnh Cửu PFAS
PFAS tồn dư trong môi trường sau khi phun thuốc trừ sâu dễ dàng thấm sâu vào lòng đất và nguồn nước qua tưới tiêu. Tập trung vào mạch nước, giếng khoang và trở thành nguồn phơi nhiễm thứ cấp. Tiếp cận con người qua nước uống và sinh hoạt hàng ngày.
Đất và Không Khí Chứa Hoá Chất Vĩnh Cửu PFAS
Dư lượng PFAS trong không khí có thể đọng lại trên mặt đất. Sau đó thấm vào nước ngầm hoặc vào cơ thể người lao động tiếp xúc hàng ngày. Nông dân làm việc trên đất bị phơi nhiễm hoặc tiếp xúc với bụi chứa PFAS cũng đối mặt với nguy cơ cao.
Bao Bì Thực Phẩm Chứa PFAS
Ngay cả khi bạn sống xa các khu vực nông trại bị phơi nhiễm PFAS. Bạn vẫn có thể bị phơi nhiễm qua bao bì thực phẩm. Bao bì chứa PFAS tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Đặc biệt là trong thời đại thức ăn nhanh và đặt hàng online bùng nổ.
Giải Pháp Tránh Phơi Nhiễm hoá chất vĩnh cửu PFAS
Nhận diện được các nguồn phơi nhiễm PFAS là bước đầu tiên quan trọng. Để bảo vệ sức khỏe và hệ miễn dịch của bạn cùng gia đình. Hãy thực hiện những điều chỉnh sau:
Lựa Chọn Thực Phẩm Hữu Cơ
- Ưu tiên thực phẩm hữu cơ: Chọn các sản phẩm từ những nông trại có lịch sử canh tác tự nhiên. Không sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ hệ vi sinh đất: Sử dụng phân hữu cơ và các biện pháp canh tác bền vững để nuôi dưỡng và bảo vệ hệ vi sinh đất trước khi trồng trọt.
Sử Dụng Máy Lọc Nước
- Máy lọc nước gia đình: Chọn máy lọc nước có bộ lọc than hoạt tính, có khả năng lọc PFAS hiệu quả.
- Thay lõi lọc định kỳ: Đảm bảo thay lõi lọc nước đều đặn để tránh tình trạng bão hòa PFAS. Đảm bảo nước uống luôn sạch.
Tự Nấu Ăn Tại Nhà
- Tự nấu ăn: Tự nấu ăn giúp bạn kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu và đảm bảo an toàn cho sức khỏe gia đình.
- Tránh thức ăn nhanh: Hạn chế đặt thức ăn nhanh online, không chỉ vì rác thải bao bì chứa PFAS mà còn để duy trì thói quen ăn uống lành mạnh.
Hỗ Trợ Canh Tác Hữu Cơ Tự Nhiên
- Phát triển nông nghiệp hữu cơ: Khuyến khích và hỗ trợ nông dân chuyển sang canh tác hữu cơ tự nhiên, không sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất.
- Tiết kiệm chi phí: Canh tác tự nhiên không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo chất lượng nông sản cao cấp.
- Lan tỏa kiến thức: Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm canh tác hữu cơ với các nông dân trong vùng, tạo cộng đồng nông nghiệp bền vững.
Khuyến Khích Sử Dụng Thực Phẩm Hữu Cơ
- Ủng hộ sản phẩm hữu cơ: Mua và ủng hộ các sản phẩm hữu cơ tự nhiên trong nước, vừa bảo vệ sức khỏe vừa hỗ trợ nông dân.
- Giảm dấu chân carbon: Sử dụng thực phẩm hữu cơ giúp giảm dấu chân carbon và bảo vệ môi trường.
Cho Nên Là
Dù PFAS đã tồn tại và sử dụng hàng thập kỷ. Chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi thói quen và phương pháp canh tác để giảm thiểu phơi nhiễm và bảo vệ sức khỏe. Với sự đồng lòng từ người tiêu dùng đến nông dân. Chúng ta có thể xây dựng một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững, an toàn cho sức khỏe và môi trường. Hãy cùng nhau thực hiện những thay đổi nhỏ để tạo nên sự khác biệt lớn!
Tham khảo
https://www.pfasfree.org.uk/uncategorised/pfas_in_pesticides
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0269749121018972?via%3Dihub