Có thực sự tốt nếu bạn theo hẳn một trường phái như ăn chay, vegan, ăn thô, ăn tươi, ăn juice, ăn low-carb, eat-clean, ăn thực dưỡng hay nền thực vật (plant-based)… Sau khi dạo một vòng du lịch khắp thế giới để thưởng thức tất cả món ngon trên trần gian, chúng ta cùng quay về, rúc nách mẹ với “chế độ ăn bền vững” – Sustainable Diet.
- Chế độ ăn bền vững là gì?
- Cách thực hiện chế độ ăn bền vững tại Việt Nam
- Ý nghĩa của chế độ ăn bền vững
- Về dinh dưỡng
- Về môi trường
- Về kinh tế, văn hóa, xã hội
Chế độ ăn bền vững là gì?
Chế độ ăn bền vững được cân nhắc ở cả 4 khía cạnh mật thiết gồm “sức khỏe dinh dưỡng”, “nền tảng kinh tế”, “bối cảnh văn hóa, xã hội” và thứ 4 là “môi trường”.
Yếu tố bền vững tập trung lựa chọn thực phẩm ít tác động môi trường nhất, ít dấu chân carbon, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng. Cuối cùng, tạo dựng một cuộc sống lành mạnh cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
Đây là chế độ ăn uống dễ tiếp cận, nhằm bảo vệ, tôn trọng đa dạng sinh học và hệ sinh thái, đồng thuận về mặt văn hóa, kinh tế. Ứng dụng hiệu quả bởi giá cả phải chăng, đủ dinh dưỡng, an toàn và tốt cho sức khỏe. Đồng thời, chế độ ăn bền vững giúp tối ưu hóa nguồn tài nguyên thiên nhiên và con người (FAO).
Chế độ ăn bền vững được FAO và WHO nhấn mạnh theo các đặc trưng sau:
Thời điểm bắt đầu
- Càng sớm càng tốt, cả vòng đời ngay từ lúc chào đời, mẹ hãy cho con bú sữa mẹ. Sự khởi đầu bền vững cho 1 đời người.
- Mẹ sẵn sàng sức khỏe dinh dưỡng trước khi mang thai.
Ưu tiên nguyên liệu thô
- Thực phẩm chưa chế biến hoặc chế biến đơn giản tối giản, sản xuất, trồng trọt không tạo ra nước, rác, khí thải
- Ngũ cốc, hạt béo, đậu đỗ nguyên hạt, trái cây và rau củ
Hạn chế ăn thừa
- Ăn ít thịt, cá, trứng, sữa, hạn chế thịt bò, thịt đỏ
- Ăn vừa đủ lượng calo in và out, không ăn nhiều
- Không bia rượu, nước đóng chai lon.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh và hormone, thuốc BVTV trong nuôi trồng thực phẩm
- Không đổ bỏ, lãng phí thực phẩm
Ăn uống bền vững
- Thực phẩm đa dạng sinh học của cây trồng, vật nuôi, có nguồn gốc tự nhiên, nguồn gen bản địa, tránh canh tác, săn bắn và đánh bắt quá mức.
- Tôn trọng văn hóa địa phương, tập quán ẩm thực và mô hình tiêu dùng
- Giảm thiểu việc sử dụng nhựa và các chất dẫn xuất từ nhựa trong bao bì thực phẩm
Cách thực hiện chế độ ăn bền vững tại Việt Nam
Đọc qua chế độ ăn bền vững sustainable diet có vẻ như khắt khe, khó chịu, yêu cầu cao. Không cần cân nhắc quá nhiều, các mẹo dưới đây sẽ giúp chị em mình áp dụng dễ dàng mà vẫn win-win giữa các khía cạnh môi trường, văn hóa, kinh tế.
Bản địa (Local)
- Dùng thực phẩm địa phương, tránh nhập khẩu, giống ngoại nhập.
- Thực phẩm ở gần bạn nhất
- Thực phẩm được sản xuất bền vững, quan tâm tới nguồn nước, đất không khí và tự chủ trước biến động của chính trị thế giới
Theo mùa (Seasonal)
- Thực phẩm theo mùa vụ
- Tránh thực phẩm canh tác nuôi trồng trái vụ
Thịt ngon ăn ít (Less and better)
- Giảm thịt đơn giản dễ dàng ngon miệng bằng việc thêm đậu, đỗ vào các món có thịt. Thí dụ: Thịt hầm đậu, cua rang hạt điều, chả cá viên đậu xanh…
- Thực phẩm có mật độ dinh dưỡng và năng lượng cao, được nuôi dưỡng tự nhiên từ hệ vi sinh vật trong đất, không bón thúc, phân thuốc hóa học, nhà kính, nhà màng…
Toàn phần (Whole-food)
- Nếu sử dụng thịt nên ăn hết tất cả các bộ phận
- Sử dụng ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt ,nếp lứt
- Thực phẩm thô, ít chế biến, chế biến đơn giản (điều này giúp giảm chất thải bao bì không cần thiết).
Thô (Original)
- Dầu, chất béo, muối và đường được “chiết xuất từ thực phẩm tự nhiên hoặc từ thiên nhiên bằng các quá trình như ép, nghiền và lọc”.
- Tốt nhất là nấu thức ăn ở nhiệt độ thấp, nấu nhanh
Tận hưởng (Enjoy life)
- Hãy dành thời gian thưởng thức và tận hưởng các món ăn
- Dành thời gian để chuẩn bị và nấu thực phẩm cho mình
- Ăn đúng giờ và đều đặn
Kiên định (Trust your taste)
- Hãy cảnh giác với quảng cáo và marketing thực phẩm.
- Không sử dụng xe đẩy khi đi siêu thị
- Ít nhất một bữa ăn cùng nhau mỗi ngày với gia đình.
Nhớ nhé! Hãy là một hình mẫu cho con bạn khi nói đến đến ăn uống lành mạnh và rèn luyện thể chất mỗi ngày.
Ý nghĩa của chế độ ăn bền vững
Về dinh dưỡng
Có thể bạn chưa biết, thói quen xấu và chế độ ăn uống sai lệch đã tác động mạnh mẽ đến 8 tỷ người trên thế giới. Trong đó, 2 tỷ người bị thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, gần 1 tỷ người bị suy dinh dưỡng kinh niên, 0.2 tỷ trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp còi. Nghiệt ngã, tỷ lệ thừa cân béo phì cũng gia tăng toàn cầu với ~2 tỷ người thừa cân (0.6 tỷ người béo phì), thừa cân ở trẻ em cũng đang trở thành mối quan tâm toàn cầu.
Và một cách hệ thống, chuỗi cung ứng thực phẩm hiện tại là nguyên nhân chính gây nguy hiểm cho an ninh sản xuất lương thực hiện tại và tương lai. Đặc biệt, không nuôi dưỡng con người một cách trọn vẹn đầy đủ về sức khỏe tâm-trí-thần.
Mật độ dinh dưỡng (nutrient rich) kém và mật độ năng lượng (energy density) loạn xạ trong thực phẩm hiện nay đòi hỏi sự thay đổi lớn trong việc tăng chất lượng thực phẩm dinh dưỡng, thậm chí giảm số lượng dư thừa ở các chuỗi cung ứng minh bạch.
Từ lâu nhận định dung nạp nhiều calo thì cơ thể sẽ có nhiều dinh dưỡng đã không còn đúng đắn. Ngay cả thực phẩm dù có bổ dưỡng cho cơ thể nhưng tạo ra nhiều dấu chân carbon, mất tính địa phương thì hoàn toàn không xây dựng một nền tảng đề kháng tốt cho sức khỏe con người.
Về môi trường
Tồi tệ hơn trên cả diện rộng, chuỗi sản xuất nông nghiệp hiện nay chiếm 30% phát khí thải nhà kính, tiêu tốn hết 70% lượng nước. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp thúc đẩy nạn phá rừng, gây cạn kiệt, biến đổi khí hậu cực đoan, ô nhiễm nguồn nước, nguồn đất khiến việc sản xuất nông nghiệp trở nên càng khó khăn.
Môi trường sống tốt thì sức khỏe toàn diện của con người mới tốt lên được. Chế độ ăn bền vững nhằm cân bằng win-win cả hai yếu tố dinh dưỡng và môi trường.
Về kinh tế, văn hóa, xã hội
Dường như, cách chọn thực phẩm được xác định bởi xã hội nhiều hơn là việc tiêu thụ các chất dinh dưỡng. Thí dụ, những người sống ở gần các khu lao động, tiện ích ăn uống như minimart, hàng quán nhỏ lẻ hay đường cao tốc ở nước ngoài… sẽ tiện tay uống một chai nước calo rỗng toàn là đường.
Bởi không chỉ đơn giản là chuyển từ thực phẩm này sang thực phẩm khác mà còn là vấn đề địa lý, giáo dục, thu nhập và mô hình thực phẩm.
“Xóa đói giảm nghèo, mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng, thúc đẩy tiến bộ kinh tế và xã hội cho tất cả mọi người” đều là mục tiêu lớn mà FAO đặt ra nhằm giải quyết phần nào bằng chế độ ăn bền vững.
Đến lúc nhà nước và chính quyền cùng tham gia với các lợi thế về quyền quyết định chính sách và uy tín truyền bá. Các nước thành viên LHQ đã cam kết từ 2016 – 2035 rằng phải “tăng cường hệ thống lương thực bền vững bằng cách phát triển các chính sách công từ sản xuất đến tiêu dùng và trên các lĩnh vực liên quan để cung cấp khả năng tiếp cận quanh năm với thực phẩm đáp ứng dinh dưỡng của người dân và thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh an toàn và đa dạng”.
Bạn thấy rồi đó, một chế độ ăn tưởng chừng chỉ là việc riêng tư, cá nhân nhỏ bé, đâu biết rằng hành động của mỗi chúng ta góp phần tác động đến bền vững thu chi của gia đình một cách vô hình mà nếu người ta “ăn cuồng sống vội” sẽ không nhìn thấy được. Ảnh hưởng đến cả thế hệ con cháu của mình, ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của từng quốc gia nơi bạn sinh sống.
Việc tiêu dùng thực phẩm bé nhỏ của cá nhân bạn, thực tế mang tính quy mô toàn cầu.
#noom_trust_your_taste #noom_nuôi_dưỡng_bền_vững #sustainable_diet #chedoanbenvung #healthyvibes
Nguồn tham khảo: